Bối cảnh và xuất bản Vào đời

Giai đoạn 1960–1975, văn học Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của nhiều tác phẩm về đề tài "xây dựng xã hội chủ nghĩa" theo định hướng từ giới cầm quyền. Các tác giả Nguyễn Khải, Võ Huy Tâm, Chu Văn đã xuất bản một số tiểu thuyết liên quan đến đề tài trên.[4] Mặc dù miền Bắc Việt Nam lúc này vẫn đang trong không khí xây dựng đất nước, phục hồi kinh tế, song sự chống đối lẫn nhau giữa hai nước lớn thuộc khối xã hội chủ nghĩa là Liên XôTrung Quốc về chủ nghĩa xét lạichủ nghĩa giáo điều khi đó cũng đã ít nhiều tác động đến đời sống chính trị Việt Nam, bao gồm cả giới phê bình nghệ thuật.[5][6]

Vào mùa hè năm 1963, sau vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục phát động một chiến dịch đặc biệt trên báo chí, vạch trần các khuynh hướng văn học và nghệ thuật có biểu hiện tán thành tư tưởng không phù hợp. Theo nhà nghiên cứu Martin Grossheim (2013), chiến dịch này đã phản ánh đường lối quân phiệt của Đảng trong việc xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội và thống nhất hai miền bằng vũ lực.[7] Hàng loạt các tác phẩm như Mở hầm (Nguyễn Dậu), Những người thợ mỏ (Nguyễn Huy Tâm) hay Đống rác cũ (Nguyễn Công Hoan) đã bị đưa vào vòng phê phán và bị cho là những sáng tác có "vấn đề", "ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại".[3][5]

Vào cuối thập niên 1960,[lower-alpha 1] Hà Minh Tuân chuyển ngành từ quân đội sang làm giám đốc Nhà xuất bản Văn học (cũ), một cơ sở được thành lập sau vụ Nhân Văn – Giai Phẩm.[11] Trước Vào đời, ông từng có trong tay hai cuốn tiểu thuyết sử thi Trong lòng Hà Nội (1957) và Hai trận tuyến (1960) – đều là những tác phẩm mang khuynh hướng ngợi ca và nhận về sự phê bình tích cực từ công chúng đương thời.[12][13] Năm 1963, sau sự kiện sáp nhập Nhà xuất bản Văn học (cũ) và Nhà xuất bản Văn hóa thành Nhà xuất bản Văn học (mới), các nhân sự của nhà xuất bản Văn học cũ từ trụ sở 38 phố Hai Bà Trưng đã chuyển về tòa biệt thự 49 Trần Hưng Đạo.[11][10] Hà Minh Tuân vẫn tiếp tục đảm nhận chức vụ giám đốc. Ông đã cho in tiểu thuyết thứ ba của mình mang tên Vào đời. Vào đời trước đó được viết trong hai năm 1962–1963. Sách in tại nhà máy Tiến Bộ, xong trong tháng 4 năm 1963 rồi nộp lưu chiểu cùng tháng.[14] Điều này có nghĩa là cuốn sách – với độ dài 330 trang và 32 chương – đã ra mắt tại Hà Nội từ đầu quý II 1963.[11][15] Vì nhận thức được rằng rất có thể tác phẩm của mình sẽ không được phép phát hành khi qua khâu biên tập, Hà Minh Tuân đã tự ký giấy cho phép ấn hành Vào đời với tư cách là giám đốc của nhà xuất bản.[10][11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vào đời http://vanviet.info/tu-lieu/cc-tai-nan-van-chuong-... https://books.google.com.vn/books?id=z39kAAAAMAAJ https://nongnghiep.vn/nha-van-xuan-ba-chuyen-nha-4... http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c374/n25637/... http://baovannghe.com.vn/danh-sach-tac-pham-cong-t... https://vanviet.info/tu-lieu/cc-tai-nan-van-chuong... https://hosovanhoc.wordpress.com/category/ha-minh-... https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/Reader... https://www.voatiengviet.com/a/lo-hong-da-67-nam/1... https://books.google.com.vn/books?id=AxdIAAAAMAAJ